Palmania là một doanh nghiệp nhỏ, 100% lao động là nữ, chuyên sản xuất mật thốt nốt ở An Giang với mong muốn khôi phục và gìn giữ một nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer tại địa phương. “Chúng tôi mong muốn mở rộng thị trường, vừa để tăng doanh thu, vừa hỗ trợ nhiều hơn cho nông dân, góp phần giữ nghề truyền thống và cải thiện đời sống của họ” – bà Châau Ngọc Dịu, CEO kiêm người đồng sáng lập Palmania chia sẻ về mục tiêu của doanh nghiệp.

Son06716

Người nông dân khai thác đường thốt nốt

Tại thời điểm tham gia Biotrade năm 2022, Palmania đang “loay hoay” tìm hướng đi thị trường cho mình, khi mỗi năm họ chỉ sản xuất được khoảng 15 tấn mật thốt nốt phục vụ cho thị trường trong nước và một số cửa hàng nhỏ tại Phần Lan

Anh Nau Duong

Anh Nau Duong

Dự án Biotrade đã hỗ trợ thực hiện nghiên cứu thị trường cho sản phẩm mật thốt nốt , qua đó cho thấy được những tiềm năng và cơ hội của sản phẩm vô cùng đặc thù này tại thị trường cao cấp như Châu Âu.

Anh Ho Tro

Anh Ho Tro

Bên cạnh việc thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về xu hướng thị trường, Biotrade còn đồng hành cùng Palmania trong các chuyến nghiên cứu thị trường thực địa tại một số hội chợ tại châu Âu như Anuga hay Nordic Food Fair. “Tôi thực sự không biết tìm kiếm khách hàng ở đâu, Nhờ Biotrade, tôi gặp gỡ và kết nối với những nhà buôn lớn trong ngành, mở ra cánh cửa mới cho Palmania” – bà Hoài Trần, đồng sáng lập của Palmania chia sẻ.

Nhờ những chuyến nghiên cứu thực địa cùng với các chuyên gia Biotrade, Palmania không chỉ học hỏi được kỹ năng tìm kiếm, tiếp cận khách hàng, kết nối để mở rộng mạng lưới của mình mà còn được chính các nhà buôn lớn chia sẻ về thị trường sản phẩm mật thốt nốt và nhu cầu của thị trường về dòng sản phẩm mật thốt nốt hữu cơ. Những thông tin này chính là tiền đề để Palmania xây dựng vùng nguyên liệu và phát triển dòng sản phẩm mật thốt nốt hữu cơ vào đầu năm 2024

Sau hơn 2 năm đồng hành cùng Biotrade, hiện nay Palmania đã mở rộng sản xuất gần 200 tấn sản phẩm mật thốt nốt để đáp ứng các nhu cầu của thị trường, trong đó có sản phẩm mật thốt nốt sệt được sản xuất theo phương pháp truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, xuất khẩu các sản phẩm tới các thị trường Phần Lan Hà Lan, Anh quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Không chỉ quan tâm đến xuất khẩu, tại Việt Nam, thông qua sự kết nối của Biotrade , Palmania hiện đang hợp tác với Organica, một nhà phân phối hàng hữu cơ tại Việt Nam để phủ rộng hơn thị trường của mình.

Bà Hoài cho biết “hỗ trợ của Biotrade là rất hiệu quả, đặc biệt cần thiết đối với những doanh nghiệp nhỏ sản xuất những ngành hàng mới như Palmania. Chúng tôi có thêm động lực và được truyền cảm hứng từ Biotrade để cố gắng hơn

Các triển khai hợp tác giữa Biotrade và Palmania

  • Hỗ trợ nghiên cứu thị trường chuyên ngành sản phẩm
  • Hỗ trợ xúc tiến thương mại: Hội chợ B2B, kết nối người mua
  • Hỗ trợ truyền thông quảng bá sản phẩm, hình ảnh doanh nghiệp
  • Hỗ trợ chọn lựa vùng nguyên liệu và đánh giá chứng nhận hữu cơ vùng nguyên liệu