Ý nghĩa của các tổ chức xúc tiến thương mại trong thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu đã được ông Charles Mordret, tư vấn quốc tế của SIPPO chia sẻ. Theo ông Charles, dữ liệu nghiên cứu khảo sát cho thấy doanh số bán của các công ty hướng tới sự bền vững có mức tăng gấp bốn lần so với các đối thủ trong những năm gần đây. Trong một cuộc thăm dò khách hàng tại châu Âu, 68% cho biết họ sẵn sàng chi trả thêm cho các mặt hàng bền vững. Một cuộc khảo sát của Nielsen về mức tiêu thụ được thực hiện tại 60 quốc gia đã cho thấy châu Âu là thị trường lớn thứ hai về các sản phẩm hữu cơ có chứng nhận. Cho đến nay, các tiêu chuẩn bền vững quốc tế đảm bảo chất lượng, an toàn và tôn trọng con người cũng như sự đa dạng sinh học nư Organic, UEBT, UEBT/RA, Fair Trade … đều đã trở thành những tiêu chuẩn phổ biến, một trong những yêu cầu mang tính pháp lý tại châu Âu.
Bà Geertje Otten là Giám đốc điều hành của Profound, đối tác chính tại Hà Lan của dự án Biotrade, và là Nhà tăng tốc kinh doanh xanh cấp cao tại châu Á tại HàBioTrade’s key partner in the Netherlands, and Senior Asia Green Business Accelerator. Bà đã cập nhật các xu hướng thị trường và các yêu cầu đối với lĩnh vực nguyên liệu tự nhiên trong bối cảnh hậu Covid, dựa trên 20 năm kinh nghiệm chuyên môn của bà trong việc giúp đỡ các công ty nắm bắt các cơ hội thương mại nhưng đồng thời cũng thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững. Theo bà Geertje, thị trường hương liệu toàn cầu vẫn đang tiếp tục tăng, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt 8,2%. Mỹ phẩm tự nhiên đang ngày càng trở nên phổ biến hơn, hiện chiếm tỷ lệ 3,9% toàn ngành mỹ phẩm. Bà Geertje Otten chia sẻ rằng kể từ khi đại dịch Covid xuất hiện tới nay, nhu cầu về các thực phẩm chức năng đã tăng với tốc độ chóng mặt lên tới 72%, do một số lượng lớn người tiêu dùng kỳ vọng vào các thực phẩm chức năng, trà và gia vị có thể giúp họ cải thiện nâng cao sức khoẻ.
Đây là cơ hội để thúc đẩy việc tiêu dùng các sản phẩm tăng cường miễn dịch phòng chống dịch Covid-19.
Ông Tạ Minh Sơn, đại diện khu vực Đông Nam Á của Liên minh Thương mại và đa dạng sinh học có đạo đức (UEBT) đã chia sẻ về thị trường tiềm năng và các nhu cầu của người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh các nguyên liệu tự nhiên. Chứng nhận UEBT đã được quốc tế công nhận, được xác nhận bởi bên thứ 3 và các doanh nghiệp, các tổ chức Phi chính phủ, các cộng đồng địa phương và bản địa. Loạt tiêu chuẩn UEBT thúc đẩy các hoạt động tìm nguồn cung ứng tôn trọng con người và sự đa dạng sinh học, được thiết lập cho các sản phẩm như mỹ phẩm, thực phẩm, dược phẩm tự nhiên, hương liệu và nước hoa, thảo mộc và gia vị ….
Tại thị trường châu Âu, việc người tiêu dùng có xu hướng quan tâm sử dụng các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường được coi như một tiêu chuẩn cho các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao. Người tiêu dùng tại thị trường này cũng sẵn lòng chi trả nhiều hơn cho các hàng hoá được gắn nhãn theo các tiêu chuẩn sản xuất bền vững.
Tại hội thảo, Dự án Biotrade và các đối tác của minhf đã đưa ra các thông tin về thị trường và các yêu cầu của các nhà nhập khẩu quốc tế, cũng như vai trò của các tổ chức, hiệp hội xúc tiến thương mại trong ngành công nghiệp hỗ trợ, các xu hướng bền bền vững và thương mại đa dạng sinh học để thích ứng với thời kỳ hậu Covid. Hội thảo là một phần của Dự án Thương mại Sinh học vùng – giai đoạn II (Biotrade SECO), được Cục Kinh tế Liên bang Thuỵ sĩ tài trợ và do Trung tâm Kinh tế Phát triển Nông thôn triển – CRED khai thực hiện nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm đạt tiêu chuẩn bền vững.