Hiện nay, thị trường xuất khẩu ngày càng đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng, đặc biệt với các chỉ tiêu về kim loại nặng trong sản phẩm. Trong những năm gần đây, thị trường Châu Âu và mỹ ngày càng siết chặt chỉ tiêu này điều đó đặt ra nhiều khó khăn cho nông, lâm sản việt nam khi xuất khẩu sang các thị trường cấp cao này.

Sản phẩm Quế của Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, việc trong sản phẩm Quế có kim loại nặng là thách thức lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Quế. Việc nghiên cứu và đưa ra giải pháp để giảm hàm lượng kim loại nặng trong quế chưa được quan tâm từ chính quyền địa phương, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà (Sơn Hà) , nhà xuất khẩu hàng đầu các loại gia vị từ Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng quế đã từng đầu tư dự án nghiên cứu Kim Loại nặng trong Quế, tuy nhiên việc nghiên cứu mới chỉ mang tính bước đầu, chưa tìm ra giải pháp để giải quyết hiệu quả gốc rễ.

Năm 2021, Sơn Hà khơi lại vấn đề này cùng dự án Biotrade khi hai bên đang cùng hợp tác để cải thiện hệ thống và xây dựng “Kế hoạch hành động đa dạng sinh học (BAP)” tại vùng nguyên liệu quế bền vững của công ty tại Lào Cai và Yên Bái.

2l6a5914

Ảnh vùng nguyên liệu Quế

Với sự hỗ trợ kỹ thuật từ dự án Biotrade, lần đầu tiên ngành quế Việt Nam có MỘT NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ KIM LOẠI NẶNG TRONG QUẾ mang tính tổng quan, từ khâu giống, điều kiện  đất đai, khí hậu, nước, canh tác, thu hoạch và vận chuyển. Nghiên cứu có sự tham gia của hầu hết các doanh nghiệp trong ngành quế cùng các tổ chức quốc tế như IDH, GREAT và Hiệp hội gia vị Mỹ (ASTA). Những kết quả ban đầu trong nghiên cứu của công ty Sơn Hà trước đó được chia sẻ  cùng với việc thu thập thông tin, dữ liệu tại các vùng nguyên liệu quế trên cả nước, các doanh nghiệp sản xuất… nhóm chuyên gia nghiên cứu đã phân tích, đánh giá và đưa ra các đề xuất giải pháp phù hợp để giảm hàm lượng kim loại nặng trong Quế.

Sơ Chế Quế Với Người Dao Ở Nậm Đét

Sơ Chế Quế Với Người Dao Ở Nậm Đét

Năm 5/2022, báo cáo được công bố tại Hội thảo quế bền vững tại tỉnh Yên Bái đã thu hút sự quan tâm không chỉ đối với người trồng quế mà cả các cấp chính quyền. Thông qua các hội thảo khác nhau, báo cáo được công bố rộng rãi hơn, các cuộc thảo luận diễn ra nhiều hơn, không chỉ còn gói gọn trong các buổi hội thảo mà có mặt trong cả các cuộc đối thoại giữa người trồng quế với doanh nghiệp và chính quyền địa phương các cấp tại Yên Bái và Lào Cai – Nơi có diện tích canh tác quế lớn nhất cả nước

2g9a1599

Ảnh hội thảo quế bền vững tại Yên Bái

Ngoài ra, từ các buổi đối thoại công tư này, Công ty TNHH Sơn Hà và các doanh nghiệp khác đã góp ý, vận động thành công tỉnh Yên Bái, Lào Cai ban hành các chính sách hỗ trợ  chuỗi giá trị quế phát triển bền vững như: Hỗ trợ chi phí liên quan khi chuyển đổi canh tác hữu cơ/ UEBT-RA; Chỉ đạo chi cục kiểm lâm phối hợp cùng doanh nghiệp thực hiện mô hình canh tác quế thân thiện đa dạng sinh học; đào tạo tập huấn cho cán bộ chuyên môn về canh tác bền vững…

Img 0227 2

Ảnh: mô hình canh tác quế thân thiện đa dạng sinh học có sự tham gia của kiểm lâm của công ty Sơn Hà

Các hoạt động của Biotrade đối với công ty Sơn Hà không nhiều nhưng luôn chạm đến những vấn đề thực tế và “nóng bỏng” mà doanh nghiệp quan tâm. Thông qua các hội thảo, các hoạt động liên quan Biotrade là cầu nối giúp các doanh nghiệp, chính quyền người dân có cơ hội cùng ngồi lại với nhau thảo luận, chia sẻ, đúc rút kinh nghiệm từ đó đưa ra các giải pháp hiệu quả. Sự hỗ trợ của dự án Biotrade đã góp phần thay đổi, phát triển ngành Quế Việt Nam ngày một bền vững và có thương hiệu trên thị trường thế giới” – ông Lê Văn Long, Quản lý dự án của công ty Sơn Hà chia sẻ

Các triển khai hợp tác giữa Sơn Hà và Biotrade

  • Hỗ trợ xây dựng BAP và hợp tác trong một số hội thảo để chia sẻ câu chuyện thực hiện BAP của doanh nghiệp
  • Hỗ trợ đánh giá để lấy chứng nhận UEBT/RA
  • Hợp tác để thực hiện nghiên cứu “Kim loại nặng trên quế” và tại các hội thảo chia sẻ trong ngành quế về kết quả nghiên cứu
  • Hỗ trợ xây dựng Mô hình thí điểm canh tác quế thân thiện đa dạng sinh học